Những gợi ý tìm việc dễ dàng cho người chưa có kinh nghiệm
Hãy bước vào vòng phỏng vấn một cách tự tin. Dù có thể đây là lần đầu bạn đi phỏng vấn, hãy thật bình tĩnh, nở một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này.
Các bạn sinh viên mới ra trường, người chưa có kinh nghiệm thường cảm thấy thấy khó khăn khi lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản sẽ giúp các bạn tránh được sự lo lắng ban đầu trong quá trình tìm kiếm cho mình công việc đầu tiên.
Nên bắt đầu quá trình tìm việc sớm nhất khi có thể
Thông thường, các bạn sinh viên hay muốn tự thưởng cho mình một khoảng thời gian thư giãn sau khi tốt nghiệp, bởi họ không biết rằng tìm kiếm một công việc thường mất rất nhiều thời gian, công sức, nhất là đối với những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, là sinh viên mới ra trường, bạn nên bắt tay vào quá trình tìm việc làm của mình càng sớm càng tốt.
Bạn nên đưa tất cả những kinh nghiệm mình có vào CV
Việt CV thường tư vấn cho khách hàng cũng như các bạn sinh viên tham dự ngày hội việc làm tại các trường Đại học rằng: “CV tốt là CV đúng mục đích và những thông tin trên CV phải phù hợp với vị trí ứng tuyển”. Tuy nhiên, nhiều bạn ứng viên không có những kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển thậm chí họ không có cả hoạt động ngoại khóa, không làm thêm chỉ học và học. Việt CV xử lý trường hợp này như thế nào?? Đối với các bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, nên chú trọng học vấn của mình nếu bạn ứng tuyển đúng chuyên ngành, bổ sung những chứng chỉ/khóa học chuyên môn có liên quan. Ngoài ra, bạn cũng nên trình tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có vào CV, tuy nhiên vẫn nên cố gắng chuyển đổi cách dùng từ, ngữ pháp để có một CV hoàn hảo. Việc này hoàn toàn hợp lý vì nó giúp các nhà tuyển dụng nhìn thấy kỹ năng của bạn phù hợp và có thể đáp ứng được các yêu cầu về công việc của họ.
Tham khảo có chọn lọc các lời khuyên
mục tiêu nghề nghiệp
Bạn không nên vội vàng đưa ra định hướng nghề nghiệp của mình khi mới tham khảo ý kiến gia đình hay bạn bè. Bởi xã hội hiện tại đang thay đổi từng ngày và thị trường việc làm cũng vậy, cha mẹ bạn có thể chưa nắm được quy trình tìm việc mới. Còn bạn bè thì cũng giống như bạn, họ chưa va vấp, chưa có nhiều kinh nghiệm vì chính họ cũng đang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Bạn nên tham khảo và tìm hiểu thông tin từ các chuyên gia, thầy cô hay các thông tin về kỹ năng tìm việc, định hướng nghề nghiệp trên mạng xã hội và tiếp thu có chọn lọc những gợi ý từ bạn bè và gia đình mình.
Không ứng tuyển vào tất cả các vị trí
Các ứng viên tìm việc thường rất sốt sắng, họ thường gửi CV đến rất nhiều công ty hoặc gửi một CV cho tất cả các vị trí trong công ty đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm việc tại một công ty cụ thể, bạn có thể thể hiện sự quan tâm bằng cách ứng tuyển vào một vị trí công việc tại đó chứ không phải là tất cả các công việc đang ứng tuyển. Bởi một trong những điều phiền phức nhất là khi một ứng viên ứng tuyển vào tất cả các vị trí tại công ty, việc này không chỉ là mất thời gian của nhà tuyển dụng mà còn làm lãng phí thời gian của chính ứng viên đó. Ứng tuyển vào tất cả các vị trí khiến nhà tuyển dụng nhận thấy bạn không nghiêm túc về các vị trí ứng tuyển một cách rõ ràng, mà chỉ đơn giản là muốn có việc. Do đó, bạn chỉ nên ứng tuyển vào các vị trí mà bạn thấy rằng những kỹ năng và kinh nghiệm bạn có là phù hợp.
Đừng từ chối cơ hội thực tập chỉ vì không còn là sinh viên
nhân tài toàn cầu
Nhân viên thực tập là vị trí mà đa số sinh viên chúng ta sau khi tốt nghiệp đều không muốn làm. Nhưng, bạn có biết rằng đây cũng chính là một cách để bạn học hỏi thêm về chuyên môn, là cơ hội để bạn tích lũy thêm kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân trong khi bạn vẫn có thể tiếp tục quá trình tìm kiếm cho mình một công việc lâu dài, ổn định. Ngoài ra, ở nhiều công ty, nếu hoàn thành tốt công việc của mình trong thời gian thực tập, rất có thể bạn sẽ được nhà tuyển dụng cân nhắc trong việc trở thành nhân viên chính thức trong công ty.
Thực hành kỹ năng phỏng vấn
NTD
Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kỹ về công ty bạn đang có ý định nộp đơn xin việc cũng như yêu cầu về vị trí bạn muốn đảm nhận. Đừng quên rèn luyện thật tốt những kỹ năng trả lời phỏng vấn cần có. Bởi vòng phỏng vấn thường là khâu cuối cùng trước khi bạn đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Nhà tuyển dụng thường muốn ứng viên của mình là những nhân viên chuyên nghiệp chứ không phải là những sinh viên mới tốt nghiệp rụt rè. Vì vậy, bạn nên thể hiện được sự trưởng thành và tác phong chuyên nghiệp của mình để ghi điểm bước đầu trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy bước vào vòng phỏng vấn một cách tự tin. Dù có thể đây là lần đầu bạn đi phỏng vấn, hãy thật bình tĩnh, nở một nụ cười và chắc chắn rằng bạn đang rất nhiệt tình chờ đón cơ hội phỏng vấn này.
Không suy nghĩ tiêu cực
Sau một quá trình tìm kiếm việc làm và kết quả không như mong muốn, các bạn thường thất vọng, và lo lắng. Việc bạn ứng tuyển vào nhiều vị trí nhưng không thấy nhà tuyển dụng có bất cứ phản hồi nào khiến bạn chán nản và bỏ bê việc update CV. Tìm việc là cả một quá trình kéo dài, đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Bởi vậy, đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn và tiếp tục quá trình tìm việc nhé.
Leave a Reply