Ngành Môi trường Học ra ngay lập tức được nhận làm việc
Hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp cũng đều cần kỹ sư môi trường để quản lý sản xuất, đảm bảo công nghệ, theo dõi quy trình, thực hiện sáng chế sản phẩm theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Nhu cầu nhân lực lớn
Thời gian gần đây, Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại. Tuy nhiên, mới chỉ có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành).
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, Hà Nội và Tp.HCM chiếm 1/3; bầu khí quyển của hai thành phố này có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Ngoài ra, lượng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị cũng ngày một tăng cao nhưng các khâu xử lý sau sử dụng đang bị bỏ ngỏ hoặc chưa thấu đáo.
Các giảng viên và sinh viên nhóm ngành Môi trường, ĐH Hoa Sen trong cuộc thi “Nét đẹp 3T” (Thi thiết kế các mẫu thời trang từ vật liệu phế thải)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong số đó phải kể đến sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao về môi trường, dẫn tới thiếu khả năng phân tích, dự báo các vấn đề ô nhiễm có thể xảy ra để phòng ngừa, ngăn chặn từ đầu.
Hầu hết các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp cũng đều cần kỹ sư môi trường để quản lý sản xuất, đảm bảo công nghệ, theo dõi quy trình, thực hiện sáng chế sản phẩm theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
Không chỉ vậy, số lượng doanh nghiệp bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn ISO 14001 ngày càng nhiều hơn. Để đạt tiêu chuẩn này phải có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn và sự có mặt của những kỹ sư công nghệ môi trường là cực kỳ cần thiết.
Nhu cầu bổ sung nhân lực ngành Môi trường hiện nay rất lớn. Lựa chọn ngành học này trở thành quyết định đúng đắn được nhiều bạn trẻ theo đuổi.
Leave a Reply