Tỉnh táo, thông minh và thực dụng khi làm part-time jobs !
Ngoài ra, cần cân nhắc đến những việc part-time có thể ảnh hưởng đến thời gian học tập của bạn. Dù sao việc học cũng là ưu tiên trên hết mà; đừng như đứa bạn tôi, chăm làm part time quá, việc ôm đồm đến mức cuối học kì, ngỡ ngàng nhận ra tiền lương bằng tiền học lại! => chết toi !
Đã là sinh viên, ai cũng biết đến cụm từ “Part-time jobs”. Một số người vừa thi đại học xong xuôi, đã tiếp xúc với công việc từ rất sớm. Nhưng cũng có người vốn tính tiểu thư đã quen, đến năm thứ 4 vẫn chưa biết mùi vị của part time jobs. Đó chính là bà chị tôi, người luôn luôn điền trong cv mình “chưa có kinh nghiệm làm part time jobs”. Sau đó, chị cũng đã khuyên tôi nếu có thể, hãy đi làm part –time Jobs để tích lũy thêm kinh nghiệm, như thế đoạn đường tìm việc full time sau này sẽ đỡ chông gai hơn.
Tại thời điểm đó, tôi cũng biết, đi làm part –time jobs sẽ có nhiều kinh nghiệm. Nhưng đó là tôi nghĩ, còn hành động, phải chờ cho đến khi tôi THẬT SỰ CẦN TIỀN.
Tin gây sốc nhất đối với dân tỉnh lẻ như tôi lúc bấy giờ, chính là tiền cứu trợ từ papa đang thu hẹp dần. Tôi bắt đầu điên loạn đi tìm kiếm việc làm từ các trang web. Nghe con bạn trong phòng nói làm Pg 1 tuần có thể thu được 400k trở lên, mắt tôi lấp lánh ánh sao. Khổ nỗi, bố mẹ sinh tôi ra chiều cao có hạn, cho nên đành ngậm ngùi xin việc khác. Tôi đã trải qua 3 việc làm, với những cái duyên đến từ thời điểm khác nhau. Nhờ đó, kinh nghiệm sống của tôi cũng tăng lên đáng kể.
Những chia sẻ về nghề của tôi chỉ tóm gọn trong những chữ sau: HÃY TỈNH TÁO- THÔNG MINH- THỰC DỤNG.
1, Hãy tỉnh táo…
Bạn bè tôi rủ tôi đi tham gia một hội thảo của công ty đa quốc gia lần ấy. Vì vốn tiếng anh của tôi khá tốt, cho nên lần đó được tiếp xúc với một trong những người nước ngoài làm việc tại đây. Tôi được rủ tham gia, anh chàng người nước ngoài bảnh bao kia xin số điện thoại, nhắn tin đủ các kiểu. Nhưng tôi là người khá có linh tính về nghề nghiệp, có lẽ là do ác cảm với các công ty đa quốc gia từ đó đến giờ.Thường thì những công ty hứa hẹn mức lương hấp dẫn, hay mở đầu bằng lời giới thiệu của các tiền bối đi trước, đại loại:
– Before I participated in the company like this, I had no I-phone, no car, no house. But everything have changed from now on. I save a lot of money to travel Europe all by myself.
Nghe đến đây thôi, mọi người đều chăm chú nhìn vào sự thành công của anh này qua cử chỉ, lời nói rất tự tin, đáng ngưỡng mộ. Nhưng tôi quyết định từ chối, thế là anh chàng nói anh ấy sắp về nước, yêu cầu tôi ra tiễn. Tôi cứ nghĩ trên tinh thần “Friend everywhere”, cho nên cũng hớn hở ra tiễn lần cuối. Nào ngờ, anh ta hẹn tôi với một số đối tác làm ăn, rồi cùng nhau bàn về chuyện công việc tiếp. Chẳng phải nói chuyện về văn hóa các nước gì như đã hứa, mà lặp lại kịch bản “ công ty rất cần sự giúp đỡ của bạn”. Phải nói là tôi muốn ngáp ngủ gần chết, khi nghe hết người này đến người khác đi chia sẻ những sản phẩm mới của họ – theo phong cách “chữa được bách bệnh”. Tôi mệt mỏi rời khỏi, anh chàng cũng vẫy tay chào lần nữa, với lời hứa sẽ liên lạc lại.
Bẵm đi 1 thời gian, anh ta unfriend tôi trên fb. Tôi đã không còn tác dụng gì với cuộc sống của anh ta và công ty, cho nên cũng không cần làm “friend” gì của nhau nữa.
Tôi không phản đ ối những bạn trẻ dấn thân vào đa cấp, nhưng theo tôi, đó thực sự không phải là một part time nên làm. Vì mức lương được chia theo cấp bậc, cho nên họ phải rủ càng nhiều người càng tốt, phải dùng miệng lưỡi của mình để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Vô hình chung, đó giống như một “tôn giáo”, khiến cho mọi người tin vào giá trị phóng đại mà sản phẩm đó tạo ra. Họ luôn rất thân tình với bạn ngay từ lúc mở đầu, cho gặp những tiền bối máu mặt trong nghề. Một bà chị muốn dụ tôi vào làm đa cấp, nói ngọt ngào như sau:
– Ngày trước, chị cũng nghĩ đa cấp là lừa đảo em à. Nhưng sau 1 năm từ chối, cuối cùng chị mới nhận ra cuộc sống của chị khá hơn rất nhiều, lại có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Công ty rất cần những bạn trẻ sinh viên năng động như em. Nói thật, ngay từ đầu gặp em chị đã thích rồi, chị em mình dù không làm chung, nhưng chị vẫn sẽ giữ liên lạc với em.
Tôi cười cười, sự thực là đến tháng thứ 5 rồi cũng chẳng thấy chị ta gọi lại.
Do vậy, tỉnh táo là điều quan trọng mà bạn nên nắm vững. Với các ông chủ, muốn lấy một đồng từ họ, bạn phải thể hiện rất nhiều chứ không phải làm một công việc dễ như kẹo, mà ngồi ăn bát vàng.
Ngoài ra, cần cân nhắc đến những việc part-time có thể ảnh hưởng đến thời gian học tập của bạn. Dù sao việc học cũng là ưu tiên trên hết mà; đừng như đứa bạn tôi, chăm làm part time quá, việc ôm đồm đến mức cuối học kì, ngỡ ngàng nhận ra tiền lương bằng tiền học lại! => chết toi !
2,… Thông minh…
Sự thật, tôi không hề thông minh. Tôi hậu đậu có thừa, trí nhớ suy giảm, phản ứng có phần chậm chạp.
Tình cờ lên fb, tôi thấy có một trang tuyển nhân viên bán trà tại các chùa. Bà chủ là người theo Phật, cho nên phúc hậu có thừa, thỉnh thoảng hơi thẳng tính một chút. Tôi di chuyển từ quận này sang quận khác, lấy những gói trà để ra bàn, tiếp thị, cho người khác dùng thử. Cuối ngày, tổng kết lại số trà bán được, về nhà bà chủ đưa lại. Công việc chỉ có làm 3 ngày/ tuần, mỗi buổi 2 tiếng.
Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy đi đến các chùa là rất mệt, vì mỗi chùa trải đều ở các quận khác nhau. Thân là con gái, nhưng tôi chở đồ rất nặng, gồm 2 thùng trà, 1 thùng nước miễn phí. Trước khi lên thành phố, tôi là đứa từng nghĩ mình không thể nào nhớ nổi 1 đường nào trên thành phố. Thế mà đi riết, vừa đi vừa lạc, chỉ sau 1 tháng tôi đã quen thuộc 1 số con đường.
=> Tôi cho rằng, mình đã học được thứ gọi là: KHẢ NĂNG TỰ ĐIỀU CHỈNH. Thứ nhất: tôi hay ngủ nướng buổi sáng – giờ 7 h là phải lục đục đến chỗ bà chủ lấy trà. Thứ hai, tôi dần tập cho mình thói quen nhớ đường, không chậm chạp như trước nữa. Và thứ 3, những điều tôi tưởng như không làm được, giống như dựng chống đứng xe, cột thùng trà, mang vác, tôi có thể tự tin mình làm được.
Tuy nhiên, bài học lớn nhất tôi học được, chính là bài học mang tên: văn hóa ăn chay.. chấm nước mắm. Một số người đi chùa nhưng tâm tính không hề tốt, họ coi những gói trà của tôi bán như một thứ để làm từ thiện cho có. Giống như để chứng tỏ với mọi người rằng ta đã có lòng thành . Thực sự bực mình ! Bài học tiếp theo là sự quan sát những kiếp người, những nhà sư được tôn trọng trong xã hội, điều này lại rất hữu ích.
Làm được hai tháng hơn, tôi bắt đầu cảm thấy chán nản. Tôi lo sợ mình bán ít trà hơn các bạn khác, vì bản tính thích ganh đua, nhất là khi bà chủ hỏi: “Hôm nay bán mấy hộp rồi con?”. Tôi chán vì mình phải về giữa lúc trưa nắng, cho nên quyết định xin nghỉ việc.
=> Ngành tôi học là Marketing, cho nên sau khi đi bán trà, tôi nhận ra mình Marketing…dở tệ. Lúc đó, tôi mới biết ngành sáng tạo ra những chiến lược Marketing có vẻ hợp với tôi hơn, vì tôi thiên về não phải chẳng hạn !
3, …Và thực dụng.
Tôi biết, bạn cũng như tôi, muốn kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống. Nhưng sau lần bán trà ấy, tôi quyết định phải thực dụng trong việc tìm kiếm. Việc nào hợp với khả năng của tôi nhất? Công ty nào mà tôi có thể thu được kinh nghiệm nhiều nhất? Họ hài long với điều gì nhất từ khả năng của tôi?
Những câu hỏi ấy cứ xoay vần vũ trong đầu. Tôi quyết định nộp đơn vào quán café quận 1, với chức vụ pha chế. Ngày trước tôi cũng từng đi học 1 khóa barista, đã lấy bằng. Cứ tưởng mình dễ dàng vượt qua các ứng viên khác, nào ngờ ngay lần đầu gặp, tôi lại bị choáng váng khi chủ quán nói : “Tất cả mọi người đến ứng tuyển đều bình đẳng. Sẽ có tất cả 3 vòng thi”.
Vòng 1: Tài năng và sở thích. Vòng 2: nhận định thương hiệu. Vòng 3: 3 ngày thử việc.
Không ngờ, tôi qua nổi 3 vòng, và làm nhân viên chính thức từ thời điểm này. Cái cứu tôi từ vòng 1: chính là cho biết tài lẻ của bản thân. Tôi biết viết lách, biết vẽ. Chủ quán yêu cầu tôi vẻ ngay trên giấy. Những ngày làm việc đầu tiên, chủ quán thường rất phàn nàn về tôi: Em có hiểu cảm nhận của khách khi không được bật quạt, ngồi trong gian phòng rất nóng chưa? Em bảo mình là người rất kĩ tính, nhưng anh thấy em chẳng giống như những gì em nói.
Đi làm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nghe phàn nàn thường xuyên. Tôi không tức giận, vì bản thân mình nếu là chủ cũng sẽ trở nên săm soi nhân viên hơn bất cứ ai. Tôi học cách xin lỗi, và chấp nhận những sai sót. Tôi luôn cố gắng để hoàn thành bản thân hơn, nhưng đôi khi cái chậm chạp cố hữu vẫ kiềm hãm tôi lại. Mới đầu, tôi cũng đã hỏi nhân viên về thói quen của quản lý: “Chị ấy có khó tính quá không?”. Cô bé trả lời như sau:
– Trong công việc, ai cũng khó tính, mình khó tính, chủ khó tính, quản lý khó tính. Chúng ta là những bộ mặt khác khi làm việc, vì đã hoàn thành rất nhuần nhuyễn công việc từ trước đó rồi. Cho nên với người mới, cần phải học cách cẩn thận, không ai có thể dạy cậu từ đầu được đâu.
Lúc đó, tôi nhận ra một điều gì đó rất riêng, cảm thấy kinh nghiệm trường lớp bao lâu nay không hữu ích bằng làm vài ngày thử việc.Tôi dần thấy mình bộc lộ rất nhiều thiếu sót, mà phải học cách chấp nhận, đi từ từ để tiến lên. Tôi không coi tiền lương là một điều quan trọng nữa, mình được nhiều hơn thế, từ những công việc part-time jobs khác nhau mang lại.
=>Trước khi lựa chọn công việc, đừng nhìn mức lương đầu tiên, hãy dành ra 5 phút trả lời những câu hỏi sau:
– Mình đã từng đến nhà hàng/khách sạn/ công ty/quán café này chưa? Nhân viên ở đó thế nào?
– Công việc này có phù hợp với chuyên ngành mình học không?
– Nó có thể giúp ích mình nâng cao những kĩ năng gì trong tương lai?
– Mình có thể nâng cao vốn ngoại ngữ bằng cách trò chuyện với khách, phải không?
.
.
.Và cuối cùng, hãy kéo con trỏ chuột xuống dò tìm mức lương. Bước tiếp theo là nhờ bác Gúc dò tìm lịch sử công ty, cách làm ăn…xem xem có thích ứng được hay không.
***
Lời kết:
Rõ ràng, part time jobs là công việc cực kì phù hợp với sinh viên đang túng thiếu. Nhưng bạn đừng coi part time jobs là một cuộc chơi, hãy chân thành và cố hết sức với công việc ấy. Chịu khó củng cố thêm những thiếu sót của bản thân, dần dần hoàn thiện mình là được. Bạn có tin không? Tôi từng cho rằng mình không thể làm được việc này, chờ đến chết cũng chẳng thể nào làm ăn ra trò được. Thế mà chỉ sau 1 lần 1 sếp chửi, tự trọng tăng vù vù, sáng ra chỉ làm tốt trong vòng 1 nốt nhạc.
Hãy làm part time jobs khi còn có thể. Thời sinh viên qua đi rất nhanh, là thời gian để bạn vấp ngã, hay cố gắng tăng tốc để chuẩn bị cho những thành công trong tương lai.Xin đừng biến công việc full time khi ra trường là công việc đầu tiên của bạn. Ví dụ như một chuyện, khi bị sếp chửi, những đứa từng làm part – time dù sao cũng bình tĩnh, mặt dày hơn những đứa chưa làm lần nào. Haha, just kidding !
Leave a Reply