Chia sẻ những kinh nghiệm tránh “bẫy thất bại” khi startup

Trong khi đó, nếu các nhà sáng lập đều xuất phát từ marketing, thì đội ngũ điều hành của công ty sẽ luôn thừa ý tưởng, nhưng lại thiếu cân bằng khi không có những cái đầu thực tế để giải quyết vấn đề tài chính, nhân sự.


Tỉnh táo khi lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Đây chính là yếu tố đầu tiên quyết định thành bại của startup. Nếu chọn sai lĩnh vực kinh doanh ngay từ đầu, startup hầu như không có cơ hội để có thể duy trì hoạt động cho đến khi đem lại lợi nhuận. Vậy làm sao để lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh? Điều đó phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và quan trọng hơn cả là sản phẩm của startup khi gia nhập thị trường phải giải quyết được vấn đề hiện hữu của đa số người dùng và dĩ nhiên không thể thiếu niềm đam mê.

Bởi với những con số như “chỉ có 10 doanh nghiệp thành công trong 100 startup, 51% doanh nghiệp khởi nghiệp đóng cửa sau 5 năm hoạt động”, thật khó có thể duy trì startup khi không có đủ đam mê. Nhưng đam mê thôi chưa đủ, bởi “99% Startup chết không phải vì thiếu đam mê mà vì thiếu hiểu biết”.

Không hiểu đúng về thị trường, không chọn đúng mô hình kinh doanh, thiếu kỹ năng về vận hành doanh nghiệp hay xây dựng đội ngũ nhân sự là những lý do khiến các nhà sáng lập phải bỏ cuộc giữa chừng. Vì vậy, trước khi bắt đầu startup, người sáng lập cần tự tin rằng đã có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực định theo đuổi hoặc ít nhất cũng sẵn sàng tìm tòi và học hỏi để trở thành người có hiểu biết trong lĩnh vực đó với thời gian ngắn nhất.

Nhưng đam mê, kiến thức, kỹ năng mới chỉ là điều kiện cần, yếu tố then chốt ở đây là khi gia nhập thị trường, các nhà sáng lập cần tìm hiểu thị trường để sản phẩm có thể đúng trúng nhu cầu, vấn đề của đa số khách hàng.

Nhiều ý tưởng được bắt đầu khi nhà sáng lập nhận ra họ muốn giải quyết vấn đề từ chính cuộc sống của bản thân. Điều đó cũng tốt. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu câu chuyện của nhà sáng lập không phải là câu chuyện chung của số đông, thì quy mô thị trường mà startup hướng đến không đủ rộng để sản phẩm có thể sống sót và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nhiều nhà sáng lập cho rằng: Thị trường ngách với nhóm khách hàng chuyên biệt là hướng đi tốt. Nhưng thật sự, nó chứa nhiều rủi ro. Khi là người đi đầu trong thị trường ngách, hẳn nhiên sẽ có những doanh nghiệp khác nhìn thấy cơ hội và nhảy vào. Khi đó, nếu tiềm lực tài chính không đủ mạnh (với hầu hết startup là như vậy), thì sản phẩm sẽ dễ dàng bị đánh bật khỏi thị trường.

Hãy chia sẻ ý tưởng kinh doanh
Một số người có tâm lý ngại chia sẻ ý tưởng kinh doanh với suy nghĩ có thể bị người khác đánh cắp ý tưởng trước khi kịp thực hiện nó. Đây là một trong những suy nghĩ sai lầm, nhất là khi khởi nghiệp. Bởi nếu đó là ý tưởng táo bạo, đột phá, thì khả năng lớn là có nhiều người nghĩ đến nó. Sự thật là nếu không thể tạo ra sản phẩm tốt nhất, thì ý tưởng đó cũng chẳng có giá trị.

Chia sẻ ý tưởng sẽ giúp nhà sáng lập mở rộng mối quan hệ có lợi cho startup

Khi chia sẻ ý tưởng kinh doanh với mọi người, nhà sáng lập đang tạo ra sự kết nối giữa bản thân với những người khác. Điều này giải quyết được vấn đề cơ bản mà nhiều startup gặp phải: Thiếu các mối quan hệ. Thử tưởng tượng, bạn là sinh viên IT có ý tưởng xây dựng website về chăm sóc sức khỏe, nhưng không quen ai đang làm trong lĩnh vực y tế hoặc nếu có thì cũng chỉ là những người bạn cùng trang lứa và gần như chẳng có kinh nghiệm. Vì thế, việc ôm khư khư ý tưởng và chỉ nói với một số người thân thiết sẽ khiến ý tưởng đó khó trở thành thực tế.

Nhưng bằng cách cố gắng chia sẻ nó với nhiều người, họ sẽ chia sẻ điều đó với những người bạn khác của họ. Khi đó, startup có cơ hội tìm được vị bác sĩ sẵn lòng giúp đỡ. Như thế, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vị bác sĩ kia sẽ tiếp tục giới thiệu những bác sĩ, điều dưỡng khác vì những mối quan hệ của mỗi người thường có nghề nghiệp tương tự, liên quan đến họ. Trình bày ý tưởng với mọi người không chỉ giúp nhà sáng lập có thêm lời khuyên, nhận xét mà còn có thể tìm được những cộng sự, cố vấn, thậm chí cả các nhà đầu tư cho dự án của mình.

Tìm những Co-Founder giỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Đội ngũ sáng lập là nhân tố hàng đầu quyết định thành bại của startup. Một team lý tưởng sẽ bao gồm những người mạnh ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thay vì cùng có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nhất định. Nếu tất cả nhà sáng lập đều là dân công nghệ, thì ai sẽ đảm trách marketing, tài chính, nhân sự?

Thêm một vấn đề quan trọng nữa là cách đưa công nghệ đến với người dùng chứ không phải công nghệ mới là vấn đề quan trọng nhất với sản phẩm. Hơn nữa, những người làm IT thường cầu toàn về vấn đề công nghệ và muốn sản phẩm khi ra mắt phải hoàn hảo. Tuy nhiên, thực tế là nếu đợi đến lúc xây dựng xong sản phẩm không hề có khiếm khuyết về công nghệ, khả năng lớn là đối thủ đã chiếm được khách hàng với những sản phẩm vừa đủ đáp ứng như cầu của người dùng để rồi sẽ được cải tiến sau đó.


Hãy tìm những Co-Founder khác chuyên môn nhưng cùng một mục tiêu với bạn

Trong khi đó, nếu các nhà sáng lập đều xuất phát từ marketing, thì đội ngũ điều hành của công ty sẽ luôn thừa ý tưởng, nhưng lại thiếu cân bằng khi không có những cái đầu thực tế để giải quyết vấn đề tài chính, nhân sự.

Nếu không có đội ngũ lãnh đạo đa dạng về lĩnh vực chuyên môn, thì có nghĩa là đang đi vào con đường tự tiêu diệt startup. Nhưng cũng đừng quên rằng: Dù khác nhau về thế mạnh, nhưng các nhà sáng lập phải cùng chung mục tiêu, tầm nhìn để tránh tình trạng đường ai nấy đi sau này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *